Dục vọng

2017-02-18 in Suy nghiệm

Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!”
Người đó lộ vẻ hoài nghi.
Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.
Có một vị tăng nhân hốt hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo gặp hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”

Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”

Hai người bạn, không nhịn được liền nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật không thể hiểu nổi!”

Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia: “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”

Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”

Hai người kia gạt phăng, hùng hổ nói: “Chúng tôi không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”

Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây.”

Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trước mắt, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”. Người kia cũng gật đầu đồng tình.

Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói: “Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến chúng ta mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.

Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ: “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.

Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu ơi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.

Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.

Hãy cảm tạ trong mọi lúc

2017-02-18 in Suy nghiệm

Hãy cảm tạ, vì bạn chưa có đủ những gì bạn muốn. Vì nếu bạn có đủ rồi thì bạn còn có gì để trông chờ và hy vọng nữa đâu!

Hãy cảm tạ, những điều bạn chưa biết. Vì nếu bạn biết hết rồi thì bạn chẳng còn gì để học hỏi nữa sao?

Hãy cảm tạ, khi gặp lúc khó khăn. Vì không gặp khó khăn bạn sẽ thiếu kiên nhẫn và không trưởng thành.

Hãy cảm tạ, khi bạn còn những nhược điểm. Vì nếu không còn nhược điểm, bạn sẽ dễ tự mãn và không chịu học hỏi để tiến bộ, và cải thiện bản thân tốt hơn.

Hãy cảm tạ, khi gặp những thử thách. Vì nếu không có thử thách nào thì bạn không có kinh nghiệm sống, và nghị lực để thắng mọi khó khăn trong cuộc sống.

Hãy cảm tạ, về những lỗi lầm bạn đang có. Vì nếu không có lỗi lầm thì bạn dễ tự mãn, và biết bình tâm lắng nghe để sống hài hòa, vui vẻ như hôm nay.

Hãy cảm tạ, những khi bạn mệt mỏi. Vì nếu bạn mệt mỏi là đang phục vụ gia đình và tha nhân rất nhiều.

Thật là dễ dàng để cảm tạ và vui mừng những lúc gặp may mắn cũng như khi khó khăn, khổ cực. Vì nó tạo cho bạn thành con người có nghị lực và bản lãnh, để sống một cuộc đời thật bình an và hạnh phúc.

Không ai không khổ!

2017-02-18 in Suy nghiệm

Hai vợ chồng nhà nọ nuôi một con trâu và một con chó. Con chó được ở trong nhà còn con trâu phải ở riêng ngoài chuồng. Mỗi ngày trâu ra đồng cày bừa từ sáng sớm đến chạng vạng tối mới về, còn chó chỉ việc nằm ở cổng rào canh chừng cửa. Một hôm nọ trâu đi làm về, thấy chó nằm trước cửa nhà phe phẩy cái đuôi trông thật sướng, đang lúc mệt nhoài nó nổi cáu bảo:

– Không có ai sung sướng bằng mày, chỉ ăn rồi nằm. Thật là đồ vô tích sự!

Con chó nghe con trâu hậm hực nặng nhẹ mình thì buồn bã trong lòng, nghĩ trâu tuy to xác nhưng không có trí. Nó bèn nói với trâu:

– Anh trâu không hiểu đâu, tôi nào có sung sướng như anh tưởng. Anh tuy làm lụng nặng nhọc ngoài đồng nhưng có giờ có giấc, sáng ra đồng, chiều lại về, tối còn được nghỉ ngơi, cứ lăn ra mà ngủ. Còn tôi, tuy nằm canh cửa giữ nhà trông có vẻ nhàn hạ hơn anh, nhưng thật sự thì mệt cầm canh đâu có ai biết. Nằm lim dim mà lòng không yên, phải để tâm canh giữ cửa nhà, không dám lơ là công việc. Nếu ngủ quên hoặc bất cẩn để xảy ra mất trộm thì tôi khó mà sống được. Đêm đêm trong khi mọi người ngon giấc, tôi có được nghỉ ngơi đâu, tôi phải lắng tai nghe ngóng, đưa mắt nhìn trông, hễ nghe có động tĩnh gì thì phải sủa to để cảnh báo. Lúc chủ nhà vui thì tôi còn được ăn no, chứ khi họ có chuyện buồn bực trong lòng thì bỏ mặc tôi đói khát, không ai để mắt quan tâm. Những lúc sân si nổi lên họ còn trút giận lên đầu tôi không thương tiếc, họ đánh họ đá, xua đuổi, chửi mắng tôi. Mỗi khi bạn bè, người thân của họ đến chơi mà tôi không biết, tôi sủa tôi vồ thì họ đánh tôi, chửi tôi là đồ ngu. Bạn bè họ đến chơi thì không sao, còn bạn bè tôi đến chơi thì bị họ đuổi đi, ném đá đến toạc đầu đổ máu. Ngẫm lại coi, anh và tôi ai sướng hơn ai chứ?

Con trâu nghe nói mới hiểu tình cảnh của con chó, nghĩ mà thương nên an ủi:

– Đúng là mày cũng không sung sướng gì. Tao với mày ở chung nhà mà chưa một lần trò chuyện với nhau nên không hiểu nhau. Bây giờ tao đã hiểu nỗi khổ của mày, mày cho tao xin lỗi. Nghe mày nói tao mới biết cả hai chúng ta đều khổ cả.

Đang nói con trâu bỗng nghe tiếng chim ríu rít trên cành cây cao, nó nhìn lên rồi than thở:

– Bọn chim trời cá nước sung sướng làm sao! Chúng có thể tự do tự tại bên ngoài, không bị ai giam cầm quản thúc, không phải làm việc nặng nhọc vất vả, không phải chịu nỗi khổ của kiếp tôi đòi. Giá mà chúng ta có được  cuộc sống vui vẻ như thế.

Khi ấy một chú chim nghe thấy lời trâu, bèn đáp lên lưng trâu nói:

– Anh trâu ơi, anh không biết đâu, tôi cũng không sung sướng hơn các anh đâu. Tuy loài chim chúng tôi không phải giữ nhà, không phải đi cày ruộng, không phải chịu cảnh tù túng bó buộc, nhưng chúng tôi cũng có nỗi khổ của mình. Hiểm họa luôn rình rập chúng tôi, những kẻ thợ săn có thể bắn chết chúng tôi bất cứ lúc nào. Tổ của chúng tôi làm khó khăn vất vả biết bao nhưng chưa chắc ở được lâu vì sự phá hại của con người. Trứng chúng tôi sinh ra chưa kịp nở con thì đã bị con người lấy mất. Loài người biết thương con của mình nhưng nào biết thương con của kẻ khác. Các anh chỉ bị hành hạ, còn tôi bị cướp đi mạng sống của mình, chết rồi còn bị nhổ lông, xẻ thịt, nấu nướng, thân thể không vẹn toàn. Loài người ỷ mạnh hiếp yếu, nào biết tôn trọng sự sống muôn loài. Các anh có cái khổ của các anh, chúng tôi cũng có cái khổ của chúng tôi, không có ai sung sướng cả.

Bầy cá đang ở dưới mé nước nghe trâu nói mình sướng cũng không đồng tình:

– Còn loài cá chúng tôi cũng không sung sướng đâu. Nhà cá chúng tôi thường bị loài người đánh bắt, mỗi lần bị sát hại chết đến cả bầy đàn. Không nơi nào là nơi để chúng tôi yên tâm mà sống, đâu đâu cũng có lưới bủa câu giăng, đâu đâu cũng có bàn tay con người truy bắt.

Trâu nghe chim và cá nói thì ngao ngán thở dài não nuột:

– Hóa ra tụi mày cũng khổ. Hiểu biết của tao hạn hẹp quá nên không biết còn nhiều nỗi khổ trên đời này.

Nói như thế rồi trâu buồn bã đi vào chuồng. Nó nằm mông lung suy nghĩ về thân phận của nó và bạn bè. Nó nghĩ, loài nào cũng bị con người hiếp đáp, làm hại. Cuộc đời thật bất công, loài người đối xử tệ bạc với các loài khác mà lại được sung sướng, không phải chịu sự khổ sở nào. Đang lúc đó bỗng trâu nghe tiếng quăng bát ném đĩa trong nhà vọng ra. Nó lắng tai nghe kỹ mới biết ông bà chủ đang gây gổ. Tiếng ông chủ gào lên:

– Sao tôi khổ đến thế này, không bằng con trâu con chó nữa! Con trâu đi cày còn được nghỉ, còn tôi suốt tháng quanh năm phải bận bịu với nhà cửa, vợ con, cơm áo gạo tiền, làm quần quật đêm ngày không lúc nào rảnh rỗi. Tôi khổ sở như vậy là vì ai? Vậy mà bà vẫn không để cho tôi yên, hễ thấy mặt là hạch sách, càm ràm, đay nghiến. Vừa phải thôi, làm quá tôi cho cả nhà ra chuồng trâu mà ở!

Nghe chủ nhà nói thế trâu bỗng giật mình, bất giác than rằng:

– Trời, coi chừng mình thành kẻ khổ sở nhất vì có nguy cơ bị con người chiếm luôn cái… chuồng!!!

Suy nghiệm

Học hỏi đạo lý

2017-02-17 in Suy nghiệm

Mục đích của con người sống trên cuộc đời này là đạt đến sự an lạc và hạnh phúc. Nhưng muốn có hạnh phúc thực sự thì đòi hỏi con người ấy phải có từ bi và trí tuệ. Để sống trọn vẹn với hai chất liệu cao quý này thì chúng ta cần phải học hỏi đạo lý. Do vậy, người Phật tử nên tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi đạo lý với chư Tăng Ni, để tuệ giác vốn có trong ta được thắp sáng.

DSC01605DSC01613

DSC02338