Kính bạch Thầy : Viên Ngộ
Con tên là : Lương Thị Thu Hằng
Con đang tham gia khóa học : Con Đường Hạnh Phúc – Từ ngày 18/11/2024 vào ngày Thứ 2 hàng tuần trên zoom tại Việt Nam .
BÀI TẬP GIỮA KHÓA
(Cảm nhận , hiểu biết của bản thân sau khi học – Những lợi ích thu được khi áp dụng dụng các hiểu biết của khóa học vào đời sống – Cho các ví dụ cụ thể – Trình bày linh hoạt, thực tế những vận dụng của mình.
I Cảm nhận : Vắng mặt khổ là Hạnh Phúc xuất hiện, Hạnh Phúc cũng là 1 con đường . Để có quả HP ta xây đắp nhân HP bằng cách đầu tư đúng, đi đúng (Có Vị thầy chỉ dẫn, môi trường tương ứng) . Lớp học Con đường hạnh phúc đã khai mở cho con được bước chân vào đường Hạnh phúc trên chặng đường cuộc sống từng ngày đi qua. Từng buổi học chỉ dẫn của thầy 90 phút/ 1 tuần với từng đề mục riêng biệt ( Học ăn, Học, nói, Học gói, Học mở….) con cảm thấy rất dễ hiểu và thấm nhuần 1 cách rất sâu sắc hơn nữa khi trong 1 tuần đó con thực nghiệm tuần tự liên tục vào tất cả những gì trong con cũng như trong ngữ cảnh cuộc sống con đang diễn ra. Cứ thế sau mỗi bài học là 1 tuần trải nghiệm đến nay con đã học được ½ khóa là những bài học khác nhau , trải nghiệm khác nhau được gắn kết logic cũng đã khiến cuộc sống con cũng từng bước đi qua những bài học cuộc sống được bình an hạnh phúc hơn mỗi ngày.
- Hiểu biết của bản thân sau khi học – Những lợi ích thu được khi áp dụng dụng các hiểu biết của khóa học vào đời sống – Vi dụ cụ thể
Ví dụ 1 : Trước khi đến với Đạo Con đã có hướng đi sai . Kỳ vọng chồng phải là người trụ cột trong gia đình lo cho vợ con, kỳ vọng con phải chăm chỉ học hành nghe lời mẹ (Tham) . Rồi khi mọi cái xảy ra không được như mình kỳ vọng con đã bực tức ( sân) rồi đã có những lời nói hành vi không dễ thương để rồi cuộc sống luôn trong vòng quay của sự cãi vã, vật lộn , vất vả gây chán trường ( si) . Giờ học đạo con đã nhìn nhận lại và hiểu con đã tự mình ràng buộc mình vào tham sân si nên kết quả là nhận thức con sai, hành động con chưa đúng nên có hệ quả “khổ”. Giờ được học Đạo , được thầy chỉ dẫn mới hiểu những bất như ý đến với con trong cuộc sống là chỉ cho con còn có cái chưa dễ thương, chưa tốt con cần nhìn nhận ra) vậy mà con đã không biết ơn để con rèn luyện sự nhẫn lại và lòng yêu thương rộng lớn hớn. Từ cái khổ con có lòng khát khao tìm con đường thoát khổ với bước đi đầu tiên là tìm thức ăn chữa căn bệnh về tâm:
1 Học ăn : 1 con người khỏe mạnh gồm cả khỏe về thân và về cả tâm vậy Con người cần có thức ăn cho thân và cả cho tâm
-Thức ăn của thân: Nghiên cứu khoa học ăn uống sao cho đủ chất, lành mạnh
– Thức ăn của tâm: Phải học hỏi đạo lý để chữa lành căn bệnh Tham – Sân -Si . Để chữa được cân bệnh Tham – Sân -Si phải có một cái “nhân” tốt đó là có hành động đúng, hướng đi đúng . Để có nhân tốt bằng cách phải phát khởi tâm thành kinh, sự khao khát và lòng biết ơn để được gặp và lương tựa vào bậc minh sư chỉ dẫn và vào cảnh giới những người bạn tốt , môi trường tốt để giúp cho mình hóa giải chuyển hóa mình , tâm không còn bị loạn động thì sẽ có được cuộc sống an vui hạnh phúc trong hiện tại và về sau ( đó là liều thuốc GIỚI – ĐỊNH – TUỆ chữa bện về tâm)
* KẾT QUẢ VD1: Con đã có duyên gặp được thầy Viên Ngộ ( lương tựa vị thầy dẫn đường) hàng tuần học đạo và nghe lại bài giảng mà con đã ghi âm lại để nghe cho thấm hơn. Mặc dù chưa nhiều nhưng con đã điều chỉnh kiểm soát được hơn căn bệnh Tham – Sân – Si ( Giảm đổ lỗi tức tối đổi tượng , giảm tham lam kỳ vọng người thân bên mình phải thể này hay thế kia, giảm bớt tâm si gây sự chán ghét thực tại . Và từ đó mọi người xung quanh con cộng hưởng năng lượng đã thay đổi theo
Ví dụ 2: Khi chưa học Đạo trong con nhiều bức xúc và đổ lỗi tại đối thượng nên con thường nói nhiều ( lầu bàu, ca thán) . Đặc biệt với con gái có suy nghĩ lối sống khác, khi con gái con nói chuyện với con mà con không tập trung lắng nghe vì vậy không hiểu được câu chuyện một cách trọn vẹn.. Khi nói ra đã không tương ứng được dòng chảy giữa 2 mẹ con ( con thường chỉ nói điều con muốn) . Thời gian dài như vậy dần con cái con không còn muốn nói chuyện chia xẻ với mẹ vì mẹ không có lắng nghe được đồng thời con gái con cũng lảng chánh mối khi con nói và bảo ( con biết mẹ định nói gì rồi). Sau khi đến buổi thầy dậy “ học nói “ con mới hiểu con đã sai, đã không biết cách lắng nghe, không biết nói đúng nơi đúng lúc, đúng chỗ, chưa biết cách dùng thân giáo để thể hiện thay nói. Con thẩm thấu và bắt đầu thực hành lời thầy dậy như sau:
2 Học nói :
Để nói được thì phải nghe hiểu sâu và lắng đọng. Ngồi nghe phải trọng vẹn nghe khi nghe không lắng là không nghe được (Gọi là lắng mới nghe)
Khi nói phải chú tâm xem đối tượng thực sự muốn lắng nghe minh nói không? Minh cần lựa chọn biết nói đúng lúc, đúng nơi, đúng thời gian, không gian cho phù hợp ,phải biết mình đang nói gì, nói với ai để nói cho phù hợp. Nói để người nghe cảm thấy thích thú không cảm thấy mệt mỏi dù nghe thời gian bao lâu
Nói cái tâm của mình được hòa quyện vào trong cái buổi nói chuyện, nói tạo cảm giác hứng thú nó hay để người nói và nghe quên cả thời gian và không gian. Đó là một thức ăn tinh thần
Nói thì nói để cho người nghe tạo ra những cái chất dinh dưỡng, cái giá trị ở trong tâm mà nó phát khởi thì cái buổi nghe đó rất là sung sướng đó là một thức ăn hạnh phúc Nói có lợi ích cho mình và cho cả người.
Nghe để hiểu biết nhiều chiều để mình có thể chia sẻ cho người đối diện tiếp nhận những cái nhiều chiều đó. Nghe nhiều hơn nói, nghe bằng toàn bộ tất cả các tế bào trên cơ thể chứ không riêng chỉ nghe một số tế bào ở lỗ tai . Để nói hay thì đòi hỏi phải lắng nghe ( hai cái đó luôn tương tác đi đôi với nhau)
Người nghe có thể để ý cách sống hơn nghe nên ngoài nói bằng lời có thể con nói bằng cử chỉ ánh mắt, nét mặt, đi, đứng của mình gọi là dùng thân giáo .
* Kết quả VD 2 sau học nói con đã dùng thân giáo nhiều hơn khẩu giáo. Con gái con nhìn hành động hàng ngày của mẹ đã tự chuyển biến mình tự giác làm thay cho trước kia mẹ nói dục mãi không làm. Mẹ lắng nghe con hào hứng kể chuyện mẹ nghe nhiều hơn. Khi lắng nghe hiểu thế giớ con hơn
Ví Dụ 3 : Tình yêu thương với những người trong gia đinh luôn tràn đầy nhưng con đã thương không đúng cách thiếu sự bao dung, không chấp nhận những yếu kém của người khác nên cuốc sống không hòa hợp , HP luôn mong mang. Cho đến khi thầy dậy bài “học gói “ con mới thấy thương cũng cần phải thương đúng cách và con đã thẩm thấu được lời thầy dậy như sau:
- Học gói:
Có thương mới có hiểu . Thương không hiểu là tình thương hại . Mình muốn thương người khác thì trước tiên mình phải biết thương mình và phải hiểu mình (Hiểu mình , thương mình mới hiểu người và thương người – Không hiểu được thì không thương đúng được) .
Hiểu thương bản thân mình sẽ đưa ra sự phù hợp với các đối tượng mà mình muốn thương .Thuong thì không có điều kiện. Để có tình thương lớn mình cần chia sẻ những cái gì thấy, biết của mình còn tùy nhân duyên của mình và của người chứ không ràng buộc.
Chỉ có sống trong tình thương mình sẽ biết chấp nhận cái vụng về , yếu kém của người kia thì người kia sẽ chấp nhận vụng về , yếu kém ở nơi mình. Người mà nói thương mình thì người đó phải làm cho người đó có hạnh phúc . Họ thương họ đó là họ có phát huy trí tuệ và luôn tiếp xúc với những người để phát huy trí tuệ và chánh xa những câu chuyện, những người bạn, những môi trường mà làm cho cái tâm họ bị ô nhiễm, thân họ bị hủy hoại.
Trong giai đoạn đầu mình phải nuôi dưỡng tình thương nếu vẫn thương không nổi đó thì mình phải học cách chấp nhận, chấp nhận sự khác biệt của nhau, nếu không chấp nhận nhau là bực bội là khổ. Rồi giai đoạn thứ 2 là học thương và học chấp nhận. Giai đoạn thứ 3 nếu mà chấp nhận không được nữa rồi buông xuống vì không buông xuống thì mình khổ.
Mọi cái đều có sinh thì có diệt, có đến thì có đi, có được thì có mất, có thành thì có bại nó luôn luôn vận hành theo cái tiến trình nhân duyên , không bao giờ nó đứng yên một chỗ. Do đó là mình không chấp nhận hay buông xuống được
* Kết quả VD 3: Hiểu và tương con đã nhìn nhận lại hành động và hiểu được vì sao họ làm vậy và tình thương lớn dần lên trong con từ đó các thành viên có sự hòa hợp hiểu và thương lẫn nhau hơn, cuốc sống an vui hơn
VD 4 Học mở : Chưa học đạo không hiểu con đã không mở lòng mình ra để học hỏi từ con gái mà luôn áp đặt con phải nghe những điều mẹ dậy. Không biết nhìn nhận tâm trạng , cảm xúc , thời gian , địa điểm của con gái cho phù hợp để áp dụng cách dậy con gái nên kết quả là bị con gái phản ứng . Buổi “ học mở“ con đã thấu hiểu ra :
4 Học mở :
Hữu học chỉ là cái có sẵn từ người khác. Chỉ lương tựa ban đầu khi ta chưa vững vàng . Học hết cả những lỗi khổ niềm đau vì cuộc sống luôn có 2 mặt nếu tránh thì nó vẫn lặp lại vào lần sau.
Vô học : Là một sự giác ngộ học ở nơi chính mình, học từng giây từng phút hiện tại, mình làm gì biết rõ mình đang làm gì, học cái mới , trân trọng mọi nhân duyên đến với mình. Học phải có sự sáng tạo phù hợp nhạy bén theo thực tại . Trở về với chính mình, khám phá bản thân mình, . Học đủ thứ ở trong cuộc sống , quan sát lặng lẽ tất cả những gì tái hiện đến rồi lại đi, không lứu giữ khi an lạc, không buồn khổ khi mất, đương đầu đi qua những khổ đau. Thoát ra khỏi sự ràng buộc, khổ đau.
*KẾT QUẢ VD5 : Trân trọng nhân duyên mẹ và con, mở lòng học từ cái điều bât như ý của con mang tới và những cái bất như ý đó không thấy con lặp lại nữa hoặc có lặp thì rất ít
5 Học hỏi: Luôn luôn đặt câu hỏi khi làm bất cứ điều gì, hỏi sẽ giúp nhìn sâu thực tế và hiểu sâu vấn đề hơn , giúp cho cả người nghe và người hỏi nhìn sâu được vào vấn đề thực tại hơn.
Học hỏi (Học đạo – Tu ) là điều chỉnh nhận thức, hành vi trong đời sống từ sai thành đúng, xấu thành tốt. Sống chưa đúng thì điều chỉnh lạ cho đúng. Vậy ta hỏi “ điều chỉnh bằng cách nào”, “làm thế nào để có đức, có hạnh phúc?” , “ phải tu tập thế nào? thì từ câu hỏi đó ta đi tim con đường ai có thể cho ta lương tựa học hỏi. Để trả lời được câu hỏi gặp được “ Ai?” vậy ta cần phải có tâm thành kinh, sự khát khao tìm cầu học đạo ra sao? Khi có vị thầy ta học đạo và tu là trở về với chính mình, lương tựa vào chính mình bằng cách nào? Theo pháp môn nào? Và ta đặt câu hỏ “ tu ở đâu? Sẽ có câu trả lời cho chính mình tu ở mọi nơi mọi lúc, mọi hoàn cảnh khi có bạn đồng tu, có vị thầy dẫn dắt trong con đường đúng có đức, có được hạnh phúc, an yên….
Ví dụ: Khi chưa học Đạo con trầm luân quay quồng trong cuộc sông được mất, hơn thua, vui buồn đầy dẫy THAM – SÂN – SI. Rồi con khời tâm tu thân đi tìm nghe trên mang những bài giảng pháp khiến con thêm hiểu nhưng chưa biết cách chuyển biến tâm THAM – SÂN – SI của mình như nào rồi con tự hỏi chính mình ở đâu ? ai? Mở lớp bài bản để mình học được nhỉ và long khát khao đó đưa nhân duyên con đương Viên Pháp giớ thiệu con vào lớp học Tứ Niệm Xứ rồi từ đó con lại được vào học lớp Con Đường Hạnh Phúc. Con được thầy giảng dậy, được gặp những người bạn đồng tu tràn đầy năng lượng và rồi con đã nhận ra đây là câu trải lời cho câu hỏi thấy tháng trước con trăn trở.
Con biết ơn thầy
Con
Hằng